Nổi bật phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất

Phong cách tối giản (tiếng anh là Minimalism Style) là một trong những phong cách có ảnh hưởng nhất hiện nay. Rất có thể bạn đã là một fan của Minimalism từ lâu mà thậm chí bạn còn không nhận ra điều đó.

Phong cách thiết kế tối giản đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước và được giới chuyên môn đánh giá cao. Mặc dù tối giản hóa mọi thứ nhưng phong cách Minimalism vẫn giữ được sự hài hòa trong từng chi tiết. Chính vì thế, phong cách thiết kế tối giản ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất.

Phong cách nội thất tối giản – Minimalism là gì?

Phong cách thiết kế nội thất tối giản là phong cách bố trí càng ít đồ đạc trong phòng càng tốt.

Giống như ý nghĩa của tên gọi, phong cách tối giản hiện đại chắc chắn không đại diện cho phong cách xa hoa và cũng không phải là sự thiếu hụt trong thiết kế.

Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất
Phong cách kiến trúc tối giản Minimalism trong thiết kế nội thất

Minimal chính là sự kế thừa sau 60 năm của phong trào nghệ thuật Bauhaus, phong cách tối giản đã tiếp nối con đường của những nghệ sĩ bác bỏ sự lãng phí và các xu hướng trang trí cao cấp trong quá khứ.

Là người đam mê phong cách thiết kế Minimalism, bạn có thể bỏ đi bao nhiêu thứ trong không gian của mình (tranh, vật dụng, đồ nội thất…) mà không làm mất đi bản chất và mục đích cần có?

Bài viết có thể liên quan mà bạn nên xem qua: Phong cách thiết kế hiện đại

Phong cách Minimalism trong kiến trúc như thế nào?

Kiến trúc sư tài năng người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là cha đẻ của phong cách thiết kế tối giản. Ông là người đã đặt nền móng cho kiến trúc tối giản với không gian đơn giản, tinh tế. Thông qua việc sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng,… để tạo nên điểm nhấn cho không gian.

Phong cách Minimalism trong kiến trúc tập trung vào giá trị của không gian. Bằng cách tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự thoáng đãng và tận dụng tối đa ánh sáng. Chủ đích của kiến trúc sư là tạo nên cảm xúc từ không gian thay vì nội thất. Điều này cũng khiến cho nhiều người có quan niệm chưa chính xác về Minimalism. Khi chỉ quan sát từ bên ngoài, họ cho rằng lối kiến trúc này khô cứng, đơn điệu. Tuy nhiên, nếu tư duy góc độ thẩm mỹ thì bạn mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc của phong cách thiết kế nội thất cao cấp Minimalism.

Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất là gì?

Phong cách thiết kế tối giản hấp dẫn bởi sự đơn giản nhưng đầy tinh tế. Nội thất Minimalism lược bỏ đi những đường nét không cần thiết, hạn chế tối đa các chi tiết. Và giữ lại những đặc điểm ý nghĩa nhất nhằm tạo ra không gian hài hòa.
Phong cách Minimalism mang đến sự hài hòa trong thiết kế (Ảnh sưu tầm)
Phong cách Minimalism mang đến sự hài hòa trong thiết kế (Ảnh sưu tầm)

Nội thất tối giản đã vô cùng thịnh hành ở châu Âu trong suốt nhiều thập kỷ qua. Phong cách này đã chinh phục được cái nôi của nền kiến trúc thế giới. Không những thế Minimalism còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng nội thất của các nước Bắc Âu và lan rộng đến châu Mỹ. Còn ở châu Á, Nhật Bản là nơi đầu tiên ứng dụng kiến trúc tối giản trong thi công nhà phố. Nơi đây được xem là bậc thầy trong phong cách thiết kế nhà phố tối giản. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp kiến trúc này trong các công trình đương đại lẫn truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

Nội dung liên quan có lẽ bạn sẽ quan tâm:

Những đặc điểm chính làm nên phong cách tối giản là gì?

Khi nhắc đến phong cách tối giản trong thiết kế nội thất chung cư, người ta sẽ nghĩ ngay tới:

  1. Less is more – Ít là nhiều
  2. Sự hạn chế về màu sắc
  3. Sử dụng ánh sáng trong thiết kế tối giản
  4. Sử dụng các đồ nội thất
  5. Trang trí phong cách thiết kế tối giản
  6. Phong cách dành cho người yêu thích tự do

Cụ thể như sau, mời độc giả của 1991 A&D Studio tìm hiểu thêm:

Less is more – Ít là nhiều

Ludwig Mies van der Rohe đã đề ra nguyên tắc “Less is more – Ít là nhiều” cho phong cách tối giản. Tinh thần tối giản được xuyên suốt trong toàn bộ công trình. Họ sẽ giản lược tuyệt đối các chi tiết không cần thiết. Khi đó, những món đồ nội thất đa năng sẽ được ưu ái hơn cả. Chúng phải thực hiện được nhiều chức năng khác nhau, trở thành trợ thủ đắc lực cho gia chủ.
Nên loại bỏ những đồ vật không cần thiết để tạo không gian thoáng đãng (Ảnh sưu tầm)
Nên loại bỏ những đồ vật không cần thiết để tạo không gian thoáng đãng (Ảnh sưu tầm)

Sự hạn chế về màu sắc

Một điểm đặc biệt của phong cách thiết kế tối giản chính là sự hạn chế về màu sắc. Màu trắng là lựa chọn rất tốt cho một phòng ở tối giản, kết hợp với màu kem và các sắc thái tự nhiên khác.

Thêm một màu sáng có thể là một sự liên hệ rất hiệu quả, nhưng cố gắng đừng để cho nó quá cực đoan. Hãy thử tạo bức tường khác biệt hoặc sơn màu khác ở các khu vực nhỏ, chẳng hạn như hốc tường.

Nếu bạn đang lo lắng về sự lựa chọn màu sắc có thể gây xung đột, hãy chọn màu xám nhạt, màu vàng hoặc nâu thay vì màu trắng.

Tổng thể ngôi nhà không nên sử dụng quá nhiều màu, tốt nhất là chỉ có ba màu để làm màu nền, màu chủ đạo và màu điểm nhấn. Người ta thường ưu tiên những gam màu trung tính trong sơn tường để làm bức nền hoàn hảo cho nội thất chung cư. Từ đó làm nổi bật lên những đường nét tinh tế của chúng. Chính sự tương phản về màu sắc giữa màu tường và màu đồ nội thất đã làm nên nét đặc trưng riêng biệt của Minimalism.

Sử dụng ánh sáng trong thiết kế tối giản

Với phong cách thiết kế tối giản, người kiến trúc sư luôn muốn nhấn mạnh tới việc sử dụng ánh sáng như một phần thiết kế. Nếu như biết cách tận dụng ánh sáng thì có thể đem lại hiệu ứng thị giác mạnh mẽ.

Đảm bảo căn phòng của bạn đủ ánh sáng nhưng không quá chói để giúp căn phòng của bạn trông thoáng mát và thư giãn. Việc sử dụng đèn sàn, đèn mặt dây, đèn led hay đèn chiếu điểm có thể tạo cho bạn cảm giác thoải mái với một căn phòng tối giản, giống như cảm giác chạm vào các chi tiết trang trí cũng như chạm vào chính nội thất.

Ánh sáng được tận dụng tối đa trong các thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)
Ánh sáng được tận dụng tối đa trong các thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)

Sử dụng các đồ nội thất

Trong phong cách thiết kế tối giản, đồ nội thất sẽ được hạn chế tối đa. Những món đồ được chọn thường mang hơi hướng của phong cách hiện đại. Chúng sẽ có thiết kế đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Nhờ đó mà căn nhà trở nên ấn tượng và nổi bật hơn.

Trang trí phong cách thiết kế tối giản

Phong cách thiết kế tối giản được ứng dụng không chỉ trong nhà ở mà văn phòng làm việc cũng có thể sử dụng. Đặc điểm đơn giản, gọn gàng và ngăn nắp của Minimalism rất phù hợp với môi trường công sở. Cùng với xu hướng mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà nên phong cách thiết kế tối giản được các nhà đầu tư rất ưa chuộng.

Đầu tư vào đồ nội thất tối giản phù hợp với căn phòng của bạn. Nếu bạn có nhiều đồ, hãy cân nhắc thiết kế một chiếc tủ lớn để có thể đặt mọi thứ vào bên trong. Mục tiêu của các thiết kế hình học rõ ràng là để tăng cường chức năng và cố gắng tránh làm đầy phòng của bạn.

Phong cách dành cho người yêu thích tự do

Không sai khi nói rằng Minimalism không đơn thuần chỉ là một phong cách thiết kế. Bởi vì, đằng sau đó là phong cách của người chủ căn nhà. Họ thể hiện rõ cá tính của mình qua từng món đồ, màu sắc trong không gian sống.

Nội dung có lẽ bạn sẽ quan tâm:

Xu hướng thiết kế phong cách tối giản Minimalism mới nhất

Phòng khách được tối giản nhưng vẫn đẹp cuốn hút

Minimalism là phong cách được nhiều gia đình lựa chọn. Lý do chính là bởi sự tối giản trong thiết kế đem đến cho không gian sống vẻ đẹp hiện đại, tinh tế. Nội thất trong phòng khách được tối giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi. Nhờ vậy mà không gian được mở rộng ra rất nhiều.

Bài viết có lẽ bạn sẽ quan tâm: Phong cách thiết kế phòng khách

Phòng khách rộng rãi theo phong cách thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)
Phòng khách rộng rãi theo phong cách thiết kế tối giản (Ảnh sưu tầm)

Phòng ngủ có phong cách thiết kế nội thất tối giản

Phòng ngủ theo phong cách thiết kế tối giản chỉ giữ lại những món đồ cơ bản. Nó thực hiện mục đích chính của căn phòng là tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Bài viết có thể bạn sẽ quan tâm: Phong cách thiết kế phòng ngủ

Phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng ấm cúng (Ảnh sưu tầm)
Phòng ngủ đơn giản nhưng vô cùng ấm cúng (Ảnh sưu tầm)

Nhà bếp, phòng ăn mang phong cách nội thất tối giản

Không gian nhà bếp đơn giản giúp cho căn phòng trở nên sạch sẽ, gọn gàng hơn rất nhiều. Các vật dụng nhà bếp ngày càng đa dạng nhưng bạn cần xác định được món đồ cần thiết cho gia đình mình. Phân biệt rõ chức năng của từng thiết bị để tránh việc mua quá nhiều đồ vật có cùng công năng.

Tìm hiểu thêm: Phong cách thiết kế phòng bếp

Phòng bếp được tối ưu hóa công năng (Ảnh sưu tầm)
Phòng bếp được tối ưu hóa công năng (Ảnh sưu tầm)

Phòng tắm có phong cách tối giản sáng tạo

Đã tối giản toàn bộ không gian sống thì không có thể bỏ qua phòng tắm được. Hãy đảm bảo rằng nhà tắm là nơi bạn có thể trút bỏ những muộn phiền sau một ngày làm việc vất vả thay vì bị rối mắt bởi những vật dụng vô nghĩa.

Phòng tắm tinh tế với đầy đủ đồ nội thất (Ảnh sưu tầm)
Phòng tắm tinh tế với đầy đủ đồ nội thất (Ảnh sưu tầm)

Bạn có hào hứng khi thấy những lợi thế của việc có một căn phòng tối giản gọn gàng?

Dọn dẹp đống lộn xộn và bắt đầu tạo ra một ngôi nhà thư giãn mà bạn yêu thích. Tối giản không có nghĩa là khô khan, trống rỗng hay lạnh lùng. Nó chỉ là một cách tiếp cận cân bằng và gọn gàng hơn cho thiết kế nội thất.

Nếu bạn đang đối mặt với mớ hỗn độn và nó khiến bạn thất vọng. Tại sao không tham khảo một số thiết kế tối giản để cung cấp cho bạn một số cảm hứng ngay hôm nay?

Như vậy, phong cách tối giản đã mang đến một không gian hiện đại, tinh tế. Không chỉ với chung cư, thiết kế biệt thự cũng rất ưa chuộng phong cách tối giản. Đặc biệt đối với những căn nhà có diện tích hạn chế thì phong cách này là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Nội dung liên quan mà bạn đọc có thể tham khảo thêm: